Scholar Hub/Chủ đề/#nội soi khớp vai/
Nội soi khớp vai là một phương pháp y tế được sử dụng để xem và đánh giá tình trạng của các cấu trúc và mô mềm trong khớp vai. Quá trình này được thực hiện thôn...
Nội soi khớp vai là một phương pháp y tế được sử dụng để xem và đánh giá tình trạng của các cấu trúc và mô mềm trong khớp vai. Quá trình này được thực hiện thông qua việc chèn một ống mỏng có nguồn sáng và ống kính (nội soi) thông qua một mắt nối nhỏ vào khớp vai. Hình ảnh được chụp và truyền trực tiếp đến một màn hình, cho phép bác sĩ xem xét chi tiết các cấu trúc bên trong khớp vai như màng sụn, bao quanh, cơ, gân và dây thần kinh. Nội soi khớp vai có thể được sử dụng để chẩn đoán và điều trị các vấn đề khớp vai bao gồm viêm khớp, tổn thương do chấn thương hoặc các vấn đề về bao quanh khớp.
Trong quá trình nội soi khớp vai, bác sĩ sẽ sử dụng một ống nội soi mỏng có độ dài khoảng 4-5mm và đường kính từ 2-4mm. Ống nội soi này có chứa một ống quang sáng và một ống kính để tạo ra hình ảnh. Ống nội soi được chèn vào qua một mắt nối nhỏ thông qua một mổ nhỏ ở khớp vai.
Sau khi ống nội soi được chèn vào khớp vai, hình ảnh từ ống kính sẽ được truyền đến một màn hình hoặc máy tính để bác sĩ có thể xem chi tiết các cấu trúc bên trong khớp vai. Hình ảnh nhìn thấy trên màn hình có thể hiển thị mô mềm như màng sụn, mạch máu, gân, cơ và dây thần kinh.
Qua việc xem hình ảnh từ nội soi khớp vai, bác sĩ có thể đánh giá chính xác tình trạng của khớp vai và nhận được chẩn đoán và kiểm tra các vấn đề khớp vai như viêm khớp, tổn thương do chấn thương hoặc các vấn đề về bao quanh khớp.
Phương pháp nội soi khớp vai thường được tổ chức trong một phòng mổ hoặc phòng nội soi đặc biệt và thường yêu cầu sự sắp xếp và chuẩn bị kỹ lưỡng trước khi thực hiện. Quá trình nội soi khớp vai thường diễn ra ở mức độ đơn giản và không đòi hỏi thời gian nằm viện lâu dài của bệnh nhân.
Trước khi thực hiện quá trình nội soi khớp vai, bệnh nhân sẽ được tiêm thuốc gây tê hoặc được sử dụng gây tê cục bộ cho khu vực khớp vai. Nếu cần thiết, quá trình cũng có thể được thực hiện dưới tình trạng phối hợp với phẫu thuật khớp vai mở.
Sau khi thuốc gây tê đã được tiêm, bác sĩ sẽ tạo một mở nhỏ trên da của bệnh nhân để chèn ống nội soi vào khớp vai. Mở nhỏ này được gọi là cổng nội soi và có đường kính khoảng 4-5mm. Nó thường được đặt ở phía trước của vai.
Sau khi ống nội soi đã được chèn vào trong cổng, bác sĩ sẽ tiến vào khớp vai để xem và đánh giá tình trạng. Ống nội soi có thể di chuyển linh hoạt và xoay để xem từ nhiều góc độ khác nhau. Bác sĩ có thể định rõ được tình trạng của màng sụn, các cấu trúc xung quanh như cơ, gân, dây thần kinh, và có thể thấy những dấu hiệu viêm, tổn thương, hoặc bất thường khác trong khớp vai.
Trong quá trình nội soi, bác sĩ cũng có thể thực hiện một số thao tác phẫu thuật nhỏ như cắt, giảm, hoặc sửa chữa các tổn thương nhỏ của khớp vai. Quá trình nội soi khớp vai thường kéo dài từ 30-60 phút tùy thuộc vào tình trạng và phức tạp của khớp vai.
Sau khi hoàn thành, ống nội soi sẽ được rút ra và một băng bó nhỏ có thể được đặt trên vết mổ. Bệnh nhân có thể cần nghỉ ngơi một thời gian ngắn và được quan sát trước khi được xuất viện.
Nội soi khớp vai là một phương pháp khá an toàn và ít đau đớn. Tuy nhiên, như với bất kỳ quá trình phẫu thuật nào, có một số rủi ro như nhiễm trùng, chảy máu, tổn thương mô mềm và phản ứng dị ứng đối với thuốc gây tê. Bác sĩ sẽ cung cấp hướng dẫn chính xác và tiện ích về các rủi ro tiềm năng và hậu quả của quá trình nội soi khớp vai trước khi tiến hành.
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ PHỤC HỒI CHỨC NĂNG KHỚP VAI SAU PHẪU THUẬT NỘI SOI ĐIỀU TRỊ HẸP KHOANG DƯỚI MỎM CÙNG VAI Mục tiêu: Nghiên cứu này nhằm đánh giá kết quả phục hồi chức năng khớp vai sau phẫu thuật nội soi điều trị hẹp khoang dưới mỏm cùng vai. Đối tượng: Chúng tôi tiến hành đánh giá trên 30 bệnh nhân hẹp khoang dưới mỏm cùng vai được phẫu thuật nội soi điều trị hẹp khoang dưới mỏm cùng vai tại Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức trong năm 2022. Phương pháp: tiến cứu, đánh giá trước và sau can thiệp, không có nhóm chứng, đánh giá bệnh nhân tại hai thời điểm: 3 ngày sau phẫu thuật và 1 tháng sau phẫu thuật. Kết quả: Tuổi trung bình là 58.31 ± 11.7 (năm); với tỉ lệ nữ chiếm ưu thế (56.7%). Hẹp do thoái hóa không do nguyên nhân chấn thương chiếm chủ yếu (67.7%). Bệnh nhân hầu như ở mức độ đau nhẹ (90%) ở thời điểm 1 tháng sau phẫu thuật theo thang điểm đau VAS. Đa số bệnh nhân sau phẫu thuật 1 tháng đạt kết quả tốt và rất tốt, sự khác biệt về điểm UCLA (thang điểm đánh giá khớp vai của Đại học California Los Angeles). Kết luận: Can thiệp phục hồi chức năng cho bệnh nhân ngay sau phẫu thuật nội soi điều trị hẹp khoang dưới mỏm cùng vai giúp bệnh nhân đạt được chức năng khớp vai tốt hoặc rất tốt sau thời gian nghiên cứu là 1 tháng.
#Phẫu thuật nội soi khớp vai #Hẹp khoang dưới mỏm cùng vai.
KẾT QUẢ PHỤC HỒI CHỨC NĂNG KHỚP VAI SAU PHẪU THUẬT KHÂU RÁCH CHÓP XOAY KHỚP VAI Mục tiêu: Đánh giá kết quả phục hồi chức năng khớp vai sau phẫu thuật nội soi khâu chóp xoay khớp vai. Phương pháp: can thiệp tiến cứu không có nhóm chứng; chọn mẫu toàn bộ được 58 người bệnh sau phẫu thuật nội soi khâu rách chóp xoay khớp vai tại Bệnh viện Việt Đức từ 7/2020-5/2021. Đánh giá bằng Thang điểm khớp vai của Đại học California Los Angeles (UCLA) và đo tầm vận động khớp, thử cơ bằng tay. Người bệnh tập theo chương trình của Đại học California Los Angeles. Người bệnh được tập tại viện từ ngày thứ 2 sau phẫu thuật sau đó được hướng dẫn tập tại nhà có theo dõi đánh giá sau 3 tuần, 6 tuần và 12 tuần. Kết quả: Chức năng khớp vai sau phẫu thuật nội soi và phục hồi chức năng có sự tiến triển rõ rệt sau 3-6 và 12 tuần. Điểm UCLA trung bình đạt từ 11,98 tăng lên 26,07 (tối đa là 33 điểm). Cơ lực nhóm cơ chóp xoay và tầm vận động khớp vai sau 12 tuần đều được cải thiện có ý nghĩa. Kết luận: Chương trình tập khớp vai hiện được áp dụng ở Bệnh viện Việt Đức có tác dụng cao trong cải phục hồi chức năng khớp vai sau phẫu thuật nội soi rách chóp xoay.
#phẫu thuật nội soi #rách chóp xoay #phục hồi chức năng
CẢM GIÁC ĐAU DỘI NGƯỢC CỦA PHƯƠNG PHÁP PHONG BẾ ĐÁM RỐI THẦN KINH CÁNH TAY TRUYỀN LIÊN TỤC QUA CATHETERSO VỚI PHƯƠNG PHÁPTIÊM 1 LẦN DUY NHẤT SAU PHẪU THUẬT NỘI SOI KHỚP VAI Nghiên cứu nhằm mục tiêuso sánh tỉ lệ đau dội ngượcsau mổ của phương pháp phong bế đám rối thần kinh cánh tay tiêm 1 lần duy nhất so với phương pháp phong bế truyền liên tục qua catheter sau mổ ở bệnh nhân phẫu thuật nội soi khớp vai. 60 bệnh nhân phẫu thuật nội soi khớp vai theo chương trình được chia ngẫu nhiên thành 2 nhóm phong bế đám rối thần kinh cánh tay dưới hướng dẫn của siêu âm: 1 nhóm được tiêm thuốc tê một liều duy nhấtvà 1 nhóm truyền thuốc tê liên tục qua tại Trung tâm Gây mê và Hồi sức ngooại khoa– Bệnh viện Việt Đức từ tháng 4 đến tháng 8 năm 2021. Thời gian xuất hiện và tỉ lệ đau dội ngược, mức độ đau khi nghỉ và khi vận động, và số lượng morphin tiêu thụ được ghi lại trong 72 giờ sau mổ. Có 4/30 bệnh nhân ở nhóm tiêm thuốc tê một liều duy nhất gặp đau dội ngược (13,33%) và cao hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm truyền liên tục qua catheter. Lượng morphin sử dụng trung bình ở nhóm truyền liên tục thấp hơn có ý nghĩa thống kê với p <0,05. Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy phương pháp phong bế đám rối thần kinh cánh tay truyền liên tục qua catheter có hiệu quả làm giảm tỉ lệ đau dội ngược sau mổở bệnh nhân phẫu thuật nội soi khớp vai.
#đau dội ngược #đám rối thần kinh cánh tay #nội soi khớp vai #truyền liên tục qua catheter #một liều duy nhất
KẾT QUẢ PHẪU THUẬT NỘI SOI KHỚP VAI TRONG ĐIỀU TRỊ TỔN THƯƠNG SLAP Mục tiêu: Đánh giá kết quả phẫu thuật nội soi khớp vai trong điều trị tổn thương SLAP tại Bệnh viện Quân Y 175. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu tiến cứu mô tả can thiệp, không đối chứng trên 54 bệnh nhân được chẩn đoán xác định tổn thương SLAP và được phẫu thuật nội soi khâu sụn viền tại Bệnh viện Quân Y 175, thành phố Hồ Chí Minh từ 1/2014 đến 12/2018. Kết quả: Biên độ vận động khớp vai bên tổn thương, sau mổ 12 tháng có sự cải thiện có ý nghĩa về các động tác dạng vai, xoay ngoài và xoay trong so với 6 tháng sau phẫu thuật. Tổng điểm UCLA trung bình sau mổ 6 tháng là 27,78 ± 1,61 và sau 12 tháng là 32,13 ± 1,37. Sau 6 tháng phẫu thuật điểm VAS trung bình là 1,50 ± 0,50 và sau 12 tháng phẫu thuật điểm trung bình là 0,54 ± 0,50. Sự khác biệt là có ý nghĩa thống kê với p<0,001. Có 34 trường hợp có thể quay lại thực hiện các môn thể dục thể thao (TDTT) như trước khi phẫu thuật, chiếm tỷ lệ 62,96%. Biến chứng trong mổ: 2/54 bệnh nhân bị vỡ đường hầm xương ổ chảo khi đặt vít neo. Kết luận: Sau 12 tháng, biên độ phục hồi vận động khớp vai cải thiện gần hoàn toàn. Tổng điểm UCLA cải thiện đáng kể. Điểm VAS giảm nhiều, gần như không còn đau sau 12 tháng phẫu thuật. Tỷ lệ quay lại vận động, thực hiện các môn TDTT chiếm tỷ lệ cao.
#Phẫu thuật nội soi #khớp vai #tổn thương slap.
13. NHỒI MÁU NÃO SAU PHẪU THUẬT NỘI SOI KHỚP VAI TƯ THẾ NGỒI: BÁO CÁO CA LÂM SÀNG Nhồi máu não là một biến chứng nghiêm trọng trong những phẫu thuật sử dụng tư thế ngồi nói chung và đặc biệt là phẫu thuật khớp vai nói riêng. Tư thế ngồi, hay còn gọi là tư thế “ghế bãi biển”, ngày càng được phẫu thuật viên sử dụng thường xuyên vì sự ưu việt của trường phẫu thuật và giảm tỷ lệ tổn thương đám rối cánh tay do lực kéo. Tuy nhiên, tỷ lệ các biến chứng huyết động do tư thế tăng lên, trong đó nhồi máu não hệ quả của việc hạ huyết áp kéo dài ảnh hưởng đến nguồn cung cấp oxy cho não.
Chúng tôi báo cáo một trường hợp nhồi máu não nghiêm trọng sau mổ, bệnh nhân nam 50 tuổi được phẫu thuật nội soi khớp vai, tư thế ngồi, có tiền sử cao huyết áp điều trị thường xuyên, không rõ hẹp động mạch cảnh. Sau khi khởi mê ổn định và thay đổi tư thế từ nằm sang ngồi, huyết áp giảm, xử lý bằng bù dịch và sử dụng Ephedrine trong 5 phút, huyết áp dần ổn định và quay về mức huyết áp của bệnh nhân trước khởi mê. Quá trình phẫu thuật và duy trì mê sau đó diễn ra tương đối thuận lợi với huyết áp dao động thấp hơn 10% so với huyết áp nền. Sau quá trình thoát mê và rút ống nội khí quản, chúng tôi đánh giá thấy bệnh nhân kích thích, có dấu hiệu thất ngôn, liệt thần kinh VII trung ương phải và liệt nửa người phải. Phim chụp MRI có hình ảnh thiếu máu não diện rộng bán cầu trái và hẹp động mạch cảnh trong trái đoạn tận. Bệnh nhân được chuyển sang trung tâm đột quỵ theo dõi, sau 2 tuần điều trị, tri giác và vận động đã cải thiện nhưng chức năng thần kinh không phục hồi hoàn toàn.
#Tụt huyết áp #tư thế ngồi #nội soi khớp vai #thiếu máu não
HIỆU QUẢ GIẢM ĐAU SAU MỔ PHƯƠNG PHÁP GÂY TÊ CHỌN LỌC THÂN TRÊN CỦA ĐÁM RỐI THẦN KINH CÁNH TAY MỘT LIỀU DUY NHẤT DƯỚI HƯỚNG DẪN CỦA SIÊU ÂM Ở BỆNH NHÂN PHẪU THUẬT NỘI SOI KHỚP VAI Nghiên cứu nhằm mục tiêu đánh giá tác dụng giảm đau và các tác dụng không mong muốn sau mổ của phương pháp gây tê chọn lọc thân trên của đám rối thần kinh cánh tay một liều duy nhất dưới hướng dẫn của siêu âm ở bệnh nhân phẫu thuật nội soi khớp vai. 30 bệnh nhân phẫu thuật nội soi khớp vai theo chương trình được giảm đau sau mổ bằng phương pháp gây tê chọn lọc thân trên của đám rối thần kinh cánh tay một liều duy nhất dưới hướng dẫn của siêu âm tại Trung tâm Gây mê và Hồi sức ngooại khoa– Bệnh viện Việt Đức từ tháng 4 đến tháng 8 năm 2021. Thời gian thực hiện kĩ thuật, điểm đau VAS khi nghỉ và khi vận động, mức độ hài lòng của bệnh nhân và số lượng morphin tiêu thụ và một số tác dụng không mong muốn được ghi lại trong 24 giờ sau mổ. Thời gian thực hiện kĩ thuật trung bình là 5,12 ± 1,72 (phút). Điểm VAS trung bình khi nghỉ đều < 3 và khi vận động đều xấp xỉ 4 ở tất cả các thời điểm trong 24 giờ đầu sau mổ. Lượng morphin sử dụng trung bình là 16,56 ± 3,45 (mg) và 66,7% bệnh nhân có mức độ rất hài lòng và 23,3% ở mức độ hài lòng. Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy phương pháp gây tê chọn lọc thân trên của đám rối thần kinh cánh tay một liều duy nhất ở bệnh nhân phẫu thuật nội soi khớp vaidưới hướng dẫn siêu âm có hiệu quả giảm đausau mổtrong 24 giờ đầu cho các phẫu thuậtnội soi khớp vai.
#gây tê chọn lọc #thân trên đám rối thần kinh cánh tay #nội soi khớp vai #hướng dẫn của siêu âm #giảm đau sau mổ #một liều duy nhất
NGỪNG TIM TRONG PHẪU THUẬT NỘI SOI KHỚP VAI TƯ THẾ NGỒI: BÁO CÁO CA LÂM SÀNG Tư thế ngồi được sử dụng trong nhiều phẫu thuật, đặc biệt là phẫu thuật nội soi khớp vai, bởi một số ưu điểm so với tư thế nằm nghiêng, có thể kể đến là quan sát phẫu trường và tiếp cận các cấu trúc vai trước tốt hơn, hạn chế tổn thương thần kinh do lực kéo và dễ dàng chuyển sang mổ mở mà không cần đặt lại tư thế. Tuy nhiên, tư thế này liên quan đến nguy cơ rối loạn huyết động như tụt huyết áp, nhịp chậm và giảm tưới máu não. Nguyên nhân chính của bất lợi này là do đặc điểm của tư thế: đầu và tim cao hơn so với cơ thể, dẫn đến giảm thể tích tuần hoàn trở về, giảm huyết áp động mạch, gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như tụt huyết áp kéo dài, thiếu máu não, thậm chí ngừng tim. Chúng tôi báo cáo ca lâm sàng ngừng tim trong mổ, bệnh nhân nam 66 tuổi được phẫu thuật nội soi khớp vai, tư thế ngồi. Sau khi thay đổi tư thế từ nằm sang ngồi, huyết áp giảm sâu, mặc dù được bù dịch và Ephedrin nhưng huyết áp cải thiện chậm. Ngay sau đó xuất hiện Block nhĩ thất cấp III, rung thất, rồi ngừng tim. Chúng tôi yêu cầu ngừng mổ, đặt lại tư thế nằm ngửa, ép tim, shock điện, Adrenalin, tim đập lại sau 10 phút. Bệnh nhân được thở máy thêm 3 ngày, rút nội khí quản khi đủ điều kiện. Bệnh nhân có loạn thần sau rút nội khí quản, xử lý bằng Haloperidol, xuất viện sau 7 ngày. Qua ca lâm sàng này, chúng tôi muốn phân tích rõ thêm cơ chế và các phương pháp phòng ngừa rối loạn huyết động trong phẫu thuật tư thế ngồi, giúp các bác sĩ gây mê, phẫu thuật viên có chiến lược phù hợp nhằm hạn chế tối đa các biến chứng về tim mạch trong và sau phẫu thuật
#Tụt huyết áp #tư thế ngồi #nội soi khớp vai #ngừng tuần hoàn.
KẾT QUẢ PHẪU THUẬT NỘI SOI ĐIỀU TRỊ MẤT VỮNG TRƯỚC KHỚP VAI DO TỔN THƯƠNG BANKART TẠI BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG THÁI NGUYÊN Mục tiêu: Đánh giá kết quả phẫu thuật nội soi điều trị mất vững trước khớp vai do tổn thương Bankart tại bệnh viện Trung Ương Thái Nguyên. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu tiến cứu, mô tả cắt ngang 33 bệnh nhân bị mất vững trước khớp vai do tổn thương Bankart được phẫu thuật nội soi khâu sụn viền, bao khớp. Kết quả: Thời gian nằm viện trung bình là 6,13 ± 1,76 ngày. Ngắn nhất là 5 ngày, dài nhất là 8 ngày. Thời gian theo dõi trung bình là 24,12 ± 2,11 tháng. Ngắn nhất là 8 tháng, dài nhất là 6 năm. Kết quả phục hồi sau phẫu thuật theo thang điểm Rowe rất khả quan: 30 bệnh nhân đạt kết quả rất tốt và tốt (90,9%), 3 bệnh nhân đạt kết quả trung bình (9,1%), không có bệnh nhân đạt kết quả kém. Kết luận: Nội soi điều trị sai khớp vai tái diễn ra trước theo phương pháp của Bankart cho kết quả tốt, tỷ lệ thành công cao.
#Mất vững khớp vai #tổn thương Bankart
13. NHỒI MÁU NÃO SAU PHẪU THUẬT NỘI SOI KHỚP VAI TƯ THẾ NGỒI: BÁO CÁO CA LÂM SÀNG Nhồi máu não là một biến chứng nghiêm trọng trong những phẫu thuật sử dụng tư thế ngồi nói chung và đặc biệt là phẫu thuật khớp vai nói riêng. Tư thế ngồi, hay còn gọi là tư thế “ghế bãi biển”, ngày càng được phẫu thuật viên sử dụng thường xuyên vì sự ưu việt của trường phẫu thuật và giảm tỷ lệ tổn thương đám rối cánh tay do lực kéo. Tuy nhiên, tỷ lệ các biến chứng huyết động do tư thế tăng lên, trong đó nhồi máu não hệ quả của việc hạ huyết áp kéo dài ảnh hưởng đến nguồn cung cấp oxy cho não.
Chúng tôi báo cáo một trường hợp nhồi máu não nghiêm trọng sau mổ, bệnh nhân nam 50 tuổi được phẫu thuật nội soi khớp vai, tư thế ngồi, có tiền sử cao huyết áp điều trị thường xuyên, không rõ hẹp động mạch cảnh. Sau khi khởi mê ổn định và thay đổi tư thế từ nằm sang ngồi, huyết áp giảm, xử lý bằng bù dịch và sử dụng Ephedrine trong 5 phút, huyết áp dần ổn định và quay về mức huyết áp của bệnh nhân trước khởi mê. Quá trình phẫu thuật và duy trì mê sau đó diễn ra tương đối thuận lợi với huyết áp dao động thấp hơn 10% so với huyết áp nền. Sau quá trình thoát mê và rút ống nội khí quản, chúng tôi đánh giá thấy bệnh nhân kích thích, có dấu hiệu thất ngôn, liệt thần kinh VII trung ương phải và liệt nửa người phải. Phim chụp MRI có hình ảnh thiếu máu não diện rộng bán cầu trái và hẹp động mạch cảnh trong trái đoạn tận. Bệnh nhân được chuyển sang trung tâm đột quỵ theo dõi, sau 2 tuần điều trị, tri giác và vận động đã cải thiện nhưng chức năng thần kinh không phục hồi hoàn toàn.
#Tụt huyết áp #tư thế ngồi #nội soi khớp vai #thiếu máu não
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ PHẪU THUẬT NỘI SOI KHÂU CHÓP XOAY KHỚP VAI BẰNG KĨ THUẬT KHÂU BẮC CẦU Đặt vấn đề: Đánh giá kết quả phẫu thuật nội soi khâu chóp xoay khớp vai bằng kĩ thuật khâu bắc cầu. Phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang tiến cứu trên 25 bệnh nhân được chẩn đoán rách chóp xoay khớp vai, được phẫu thuật khâu chóp xoay khớp vai bằng kỹ thuật khâu bắc cầu qua nội soi tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội thời gian từ 06/2020 đến 06/2021. Kết quả được đánh giá dựa trên thang điểm UCLA. Kết quả: Tuổi trung bình là 56,96 ± 8,73 tuổi. 60% bệnh nhân là nam giới và 68% bệnh nhân tổn thương vai phải. 80,7% bệnh nhân phẫu thuật sau 3-12 tháng từ khi có triệu chứng. 100% bệnh nhân tổn thương gân trên gai, có 1 trường hớp (0,4%) có tổn thương gân dưới vai kèm theo. Điểm UCLA trung bình trước mổ là 13,6 ± 1,4 và sau mổ là 30,28 ± 2,4. Biến chứng sau mổ là tràn dịch phần mềm với các mức độ khác nhau, hết sau 1-3 ngày. Kết luận: Nội soi khâu chóp xoay khớp vai bằng kĩ thuật bắc cầu cho kết quả sau mổ tốt, cải thiện rõ rệt về triệu chứng lâm sàng cũng như chức năng khớp vai của bệnh nhân.
#nội soi khớp vai #rách chóp xoay #kỹ thuật khâu bắc cầu chóp xoay #điểm UCLA